Cộng hòa trong lý thuyết chính trị Cộng_hòa

Trong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp dụng cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý, bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập hợp phân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm thiểu số, nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ hai là các nước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm bởi các thể chế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, được biết chung như là Quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất làm cho nhiều người bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực sự. Trong nhiều nước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để khuếch trương việc kết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn đế ngữ nghĩa thường được giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ.

Nhìn chung, các nhà khoa học chính trị cố gắng phân tích hiện thực ẩn bên trong hệ thống, chứ không phải bằng danh nghĩa mà nước đó tự xưng: mặc cho một lãnh tụ chính trị tự xưng là "hoàng đế" hay "tổng thống", và nhà nước ông ta đang lãnh đạo được gọi là một nhà nước "quân chủ" hay "cộng hòa" không phải là đặc điểm quan trọng, liệu là ông ta sử dụng quyền lực như người chuyên quyền hay là không mới là quan trọng. Trong nghĩa này những phân tích gia về chính trị có thể nói rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong nhiều khía cạnh, là điểm cáo chung cho chế độ quân chủ, và sự thiết lập của chủ nghĩa cộng hòa, hoặc là trên thực tế hay là de jure, như là những thiết yếu cho một nhà nước hiện đại. Đế chế Áo-HungĐế chế Đức cả hai đều bị xóa bỏ bởi những điều khoản trong hiệp định hòa bình ký kết sau đó, Đế quốc Nga bị lật đổ bởi Cách mạng Nga năm 1917. Ngay cả trong các nước thắng trận, các hoàng gia đã dần dần bị tước bỏ quyền lực và đặc quyền, và càng nhiều hơn nhà nước là ở trong tay của các cơ quan được bầu lên và các đảng chiếm đa số nắm quyền hành pháp. Tuy nhiên trong nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cộng hòa de jure, phát triển thành một chế độ chuyên chế trên thực tế vào giữa Thập niên 1930: một hiệp ước hòa bình mới, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cẩn thận hơn trong việc soạn ra các điều khoản để cho nước Đức trên thực tế (phần Tây) vẫn là một nước cộng hòa.